Tai tiếng Tập_đoàn_Kiến_trúc_Trung_Quốc

Tháng 6 năm 2011, Trung Quốc bị sa thải khỏi dự án xây dựng lớn đầu tiên tại châu Âu là tuyến đường cao tốc mới tại Ba Lan khi một công ty xây dựng quốc doanh của Trung Quốc không thể trả nổi lương cho công nhân. Trước đó, công ty này đã thắng gói thầu dự án do chính phủ Ba Lan đưa ra với giá thấp hơn 44%.[9]

CSCEC là một trong 4 công ty Trung Quốc bị cấm tham gia đấu thầu cho các dự án được Ngân hàng Thế giới tài trợ trong thời gian 6 năm.[11][12] Đây là kết quả của một cuộc điều tra tham nhũng trong quá trình đấu thầu dự án đường bộ ở Philippines. Quyết định này được Ngân hàng Thế giới công bố vào ngày 14 tháng 1 năm 2009.[13] Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi xem xét lại chi tiết cuộc điều tra. Người phát ngôn của Hiệp hội Nhà thầu quốc tế Trung Quốc (CHINCA) cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo Ngân hàng Thế giới và bảo vệ quyền thực hiện các biện pháp cần thiết, bao gồm được giải trình các yêu cầu của công ty và được cung cấp các chứng cứ.[14]Ngân hàng Thế giới bác bỏ lời giải thích và tước quyền luật sư bào chữa của CSCEC.[13] Trước đó, Ngân hàng Thế giới phát hiện ra rằng CSCEC và ba công ty khác của Trung Quốc thông đồng đấu thầu trong dự án cải tiến đường bộ quốc gia Philippines trị giá 33 triệu USD nên đã đưa công ty này vào danh sách đen. Việc này làm ảnh hưởng đến công tác của các doanh nghiệp thuộc CSCEC không chỉ tại Philippines mà còn ở các nước khác. Tháng 3 cùng năm, Việt Nam đã đình chỉ công tác của CSCEC đối với gói thầu 85 triệu USD thuộc dự án nạo vét và nâng cấp kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè do Ngân hàng Thế giới tài trợ.[15]

Công ty này đã để lại nhiều vụ thi công gây ra các sự cố nghiêm trọng tại Việt Nam với những dự án trọng điểm như nâng cấp kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè thiệt hại hàng trăm triệu USD vay từ vốn ODA,[3] sập dàn giáo chết người tại Hà Nội,[16][17] sập sàn bê tông trung tâm thương mại tại Phú Mỹ Hưng,[18] các công trình đường sá xuống cấp trong thời gian ngắn sau khi thi công, các gói thầu cầu đường dang dở ở miền Tây.[3][19] Đặc điểm chung của các dự án nhiều thiệt hại là trúng thầu giá thấp do CSCEC đưa ra, sau đó thi công trì hoãn, chậm tiến độ, buộc chủ đầu tư cắt hợp đồng, đấu thầu lại. Tuy nhiên nhà thầu này vẫn được hưởng lợi cao từ phần việc đã thi công. Một số bê bối khác như trì hoãn ký hợp đồng với người lao động, không đóng bảo hiểm cho công nhân, làm sai và không giao hợp đồng cho người lao động[9] đồng thời vi phạm nhiều quy định về pháp luật lao động khác từ năm 2007.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tập_đoàn_Kiến_trúc_Trung_Quốc http://www.cscec.com.cn/ http://business.globaltimes.cn/industries/2011-04/... http://ng2.mofcom.gov.cn/aarticle/supplydemandofch... http://www.china.org.cn/business/news/2009-01/16/c... http://www.china.org.cn/business/news/2009-01/20/c... http://cscec-sea.com/cscec/?q=vi/node/11 http://www.etaiwannews.com/etn/news_content.php?id... http://www.iconreview.org/news/14636 http://web.worldbank.org/external/default/main?the... http://www.cnplus.co.uk/news/business/china-state-...